Graphic Arts and Media Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kiến thức cơ bản về máy ghi bản (Platesetter)

Go down

Kiến thức cơ bản về máy ghi bản (Platesetter) Empty Kiến thức cơ bản về máy ghi bản (Platesetter)

Bài gửi  Admin Sat Sep 27, 2008 6:36 pm

Ngày nay, với những tiến bộ khoa học trong ngành in, công nghệ chế tạo khuôn in đã chuyển sang một giai đoạn mới. Không còn những tấm film cổ điển, không còn những dung dịch hiện nồng nặc mùi... Giờ đây, công việc ấy đã được tự động hóa chỉ bằng những cái click trên thiết bị ghi bản.

Đó là những chiếc máy ghi bản hiện đại với các hệ thống phụ trợ giảm tối thiểu thời gian ghi bản, các công đoạn làm bản cũng được rút ngắn một cách đáng kể.

Kiến thức cơ bản về máy ghi bản (Platesetter) Mn-PWK_070607_TT_Galileo
1. Máy ghi dạng trống nội (internal drum)

Với kỹ thuật ghi dạng trống nội, vật liệu được gắn ở bên trong lòng ống. Vùng ghi tối đa cho máy ghi phim có thể lên tới 270 độ. Trong khi hầ hết máy ghi bản vòng ghi tối đa là 180 độ.

Gương xoay ( spinning mirror ) :

Một gương phản xạ xoay với tốc độ cao trên đệm chân không, nguồn phát laser chỉ có một tia duy nhất (single beam). Gương phản xạ di chuyển dọc theo trục ống với bước tăng bằng chiều rộng một đường quét. Gương luôn luôn phản xạ ánh sáng laser chiếu đén nó với một góc bằng 90 độ trên vật liệu nhạy sáng, vật liệu này được cố định và ép sát vào bề mặt trong của drum nhờ hệ thống hút hơi.

Tia laser sẽ được xác định chính xác theo tiêu cự lên bề mặt vật liệu và ghi một phần điểm với kích thước spot theo yêu cầu. Kích thước spot này sẽ thay đổi theo độ phân giải. Khoảng cách giữa bề mặt vật liệu và gương xoay là một hằng số, điều này sẽ đảm bảo kích thước spot cũng như tiêu cự sẽ là như nhau trên toàn bộ bề mặt bản mà không cần một hệ thống quang học đặc biệt.

Hệ thống đục lỗ định vị ( punching ) :

Các máy ghi dạng trông nội đều có hệ thống đục lỗ lên vật liệu khi vật liệu đã được nạp vào ống và được đục hoặc theo chiều dọc (front edge) hoặc theo chiều ngang (side) của vật liệu.

Hiệu quả :

Đứng về một góc độ nào đó, hiệu suất làm việc của máy ghi dạng trống nội thấp hơn máy ghi dạng phẳng vì chỉ có một phần tia sáng được chiếu lên bề mặt vật liệu ghi. Chẳng hạn nếu vật liệu chỉ chiếm ½ lòng ống (180 độ) thì chỉ có 50% ánh sáng được phản xạ từ gương xoay chiếu lên vật liệu còn 50% thì phản xạ ra ngoài. Trong các máy ghi phim sử dụng góc ghi lớn hơn, như là 270 độ sẽ có ít thời gian chết hơn và do vậy hiệu suất sẽ lớn hơn.

Tốc đọ của máy ghi dạng trống nội tùy thuộc vào tốc độ gương xoay ở máy ghi bản thấp hơn khoảng 24.000 (vòng /phút) do giới hạn về thời gian làm khô cứng màng cảm quang trên bản.



2. Máy ghi dạng trống ngoại (External drum)

Để nâng cao tốc đọ ghi ảnh, các hãng sản xuất máy ghi dạng trống ngoại sử dụng đầu ghi nhiều tia để ghi dữ liệu. Do vậy đường quét sẽ trở nên phức tạp hơn, sau mỗi vòng quay của ống, toàn bộ chùm tia phải được nhích sang vị trí mới kề ngay chùm đường đã quét trên mặt vật liệu. Có hai phương pháp đẻ giải quyết vấn đè này :

I. Sau khi quét chùm tia lên bề mặt vật liệu, đầu ghi sẽ nhích sang bên cạnh, độ dời bằng chiều rộng của chùm tia, để ghi tiếp chùm tia thứ hai, cứ như vậy cho hết chiều ngang ảnh. Phương pháp này rất chính xác, tuy nhên nó có ảnh hưởng tới tốc độ quét vì nó phải thực hiện chế độ ngưng sau đó khởi động lại (stopping and starting)

II. Phương pháp xoắn ốc : đầu ghi sẽ ghi chùm tia theo dạng như xoắn ốc, di chuyển liên tục băng qua hết chiều ngang ảnh. Do trong phương pháp này đầu ghi ghi và di chuyển liên tục nên sẽ xảy ra hiện tượng hình ảnh ghi sẽ bị nghiêng một góc nhỏ. Để giải quyết hiện tượng này, toàn bộ hình ảnh sẽ được điều chỉnh nghiêng với một góc ngược lại bằng một bộ phận xử lý điện tử. Trong một số máy ghi bản hiện nay, có trang bị bộ phận bù trừ tự động để đảm bảo rằng vị trí bắt đầu của mỗi đường quét trong phương pháp xoắn ốc luôn luôn có khoảng cách đều so với lề bản.

Hệ thống đục lỗ :

Không giống như máy ghi dạng trống nội. vật liệu phải được đục lỗ trước hoặc sau khi nạp vào máy.



Đầu ghi nhiều tia (multiple beams)
Ở dạng trống ngoại, vật liệu được gắn lên trên bề mặt ngoài của ống. Đầu ghi được di chuyển song song với trục ống và có thể có một hay nhiều tia laser. Các tia laser được chiếu vuông góc lên bề mặt vật liệu. Khoảng cách giữa đầu tia đến mặt vật liệu rất ngắn và luôn luôn là hằng số. Để đảm bảo điều này, các máy dạng trống ngoại thường có hệ thống chống rung ống khi quay.

3. Máy ghi dạng phẳng (Flatbed)

Khác với hai dạng trên, dạng này vật liệu được ghi hình trong tư thế phẳng. Máy ghi dạng phẳng được sử dụng một trong hai phương pháp sau để di chuyển bản in :

Vật liệu và mặt phẳng mà nó được đặt lên sẽ chuyển động cùng lúc trong khi gương xoay định hướng tia rọi

Sử dụng hệ thống di chuyển bản in theo kiểu Capstan vật liệu sẽ được di chuyển nhờ các lô kéo.

Các máy ghi dạng phẳng có cấu trúc đơn giản hơn cac máy ghi dạng trống. Nó có thể nạp hoặc lấy vật liệu dễ dàng cũng như việc đục lỗ dễ dàng hơn. Cấu trúc dạng phẳng rất thông dụng trong thế hệ máy ghi phim đầu tiên, nhưng ngày nay chúng không còn thông dụng so với các thế hệ máy dạng trống – có thể ghi được trên các vật liệu có kích thước lớn hơn nhiều.

Tiêu cự của tia sáng trong máy dạng phẳng luôn thay đổi do khoảng cách từ các điểm trên một đường quét đến đầu ghi luôn thay đổi. Để bù lại điều này, người ta phải chế tạo một hệ thống quang học và điện tử sao cho bảo đảm độ chính xác của tia rọi nhưng cũng với một giới hạn nhất định. Khi sử dụng vật liệu có khổ lớn thì các hệ thống này sẽ làm cho máy ghi trở nên đắt tiền. Trong thực tế cấu trúc phẳng thích hợp với việc in báo ở độ phân giải thấp cho năng suất khá cao.

Hầu hết các máy ghi phim dạng phẳng sử dụng một hệ thống gương xoay để phản xạ nguồn tia laser theo một đường thẳng băng ngang vật liệu. Vật liệu được di chuyển vuông góc với chiều quét với tốc độ sao cho đầu ghi vừa kịp ghi hết một đường quét và độ dịch chuyển bằng chiều rộng đường quét.

Tia laser được lấy tiêu điểm qua một thấu kính đặc biệt để bảo đảm kích cỡ và hình dáng điểm spot luôn luôn là một hằng số trên toàn bộ đường quét. Điều này là cần thiết vì khoảng cách giữa thấu kính và bề mặt vật liệu trên bề ngang đường quét là khác nhau (những điểm nằm càng ra ngoài có khoảng cách đến thấu kính càng lớn). Chính điều này cũng là giới hạn cho chiều dài đường nét. Chiều dài tối đa của đường nét của một dạng máy phẳng khoảng 24 inch (60 cm). Để ghi hình ảnh với chiều dài lớn hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng thì phải dùng hai đầu ghi.

Việc nạp và xuống bản ở hệ thống ghi bản dạng phẳng nhanh hơn hai hệ thống kia. Tuy nhiên do giới hạn về kích thước ghi nên nó chỉ thích hợp in báo hoặc các ấn phẩm thương mại khổ nhỏ.

Để khắc phục nhược điểm về chiều dài ghi, một số hãng đã sản xuất máy ghi dạng phẳng với hệ thống nhiều đầu ghi hoặc đầu ghi nhiều tia.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 757
Join date : 05/09/2008

https://egam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết