Graphic Arts and Media Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Màng cảm quang

2 posters

Go down

Màng cảm quang Empty Màng cảm quang

Bài gửi  Admin Thu Sep 25, 2008 2:51 am

Màng cảm quang (màng bắt hình): là lớp màng polymer có độ hòa tan tăng hoặc giảm sau khi bị ánh sáng tác dụng.

* 2 loại màng cảm quang :
- Độ hòa tan tăng -> MCQ có tính chất Dương bản. Nghĩa là:
+ Chỗ bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi khi hiện bản.
+ Chỗ không bị chiếu sáng không bị rửa trôi khi hiện bản (Đây là tính chất vốn có của MCQ có tính chất Dương bản).
- Độ hòa tan giảm -> MCQ có tính chất Âm bản. Nghĩa là:
+ Chỗ bị chiếu sáng sẽ bị cô cứng và không bị rửa trôi khi hiện bản.
+ Chỗ không bị chiếu sáng bị rửa trôi khi hiện bản (Đây là tính chất vốn có của MCQ có tính chất Âm bản).

* PHẢI HIỂU LÀ: Chỉ có chỗ bị chiếu sáng mới thay đổi tính chất của nó, còn chỗ không bị chiếu sáng sẽ vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó.

* KHÔNG ĐƯỢC KẾT LUẬN NHƯ SAU: “MCQ Dương bản chỉ phơi với Phim Dương bản; MCQ Âm bản chỉ phơi với Phim Âm bản”.

* Cách nhận biết MCQ Dương bản hay Âm bản một cách dễ dàng khi nhìn vào các hình minh họa:
- Nếu sau khi hiện bản, chỗ MCQ còn lại trên bản giống y chỗ đen trên phim thì đó là MCQ có tính chất Dương bản.
- Nếu sau khi hiện bản, chỗ MCQ còn lại trên bản ngược với chỗ đen trên phim thì đó là MCQ có tính chất Âm bản.

* Yêu cầu chung đối với màng cảm quang:
1. Khả năng tạo màng mỏng, nhạy sáng trên lớp đế kim loại làm bản (hoặc lớp đế trung gian).
- Tạo màng mỏng (thường khoảng 1 đến 2 micromet) để cho thời gian phơi ngắn. Điều này đúng cho hầu hết công nghệ chế tạo khuôn in, trừ khuôn in Flexo (tham khảo thêm trong phần chế tạo khuôn in Flexo).
- Phải nhạy sáng vì đây là đặc tính tiên quyết của MCQ.

2. Có độ bám dính tốt với lớp đế. Nếu không bám dính tốt, MCQ có thể bị bong tróc dẫn đến mất khả năng sao chép.
- Đối với bản in Offset một lớp, sau khi hiện bản, MCQ sẽ được giữ lại để làm phần tử in và tham gia trực tiếp vào quá trình in nên độ bám dính của MCQ trên bản sẽ quyết định độ bền của bản.
- Đối với bản in Flexo, thì MCQ đóng vai trò vừa là phần tử in vừa là phần tử không in.
- Đối với bản in Typô, Ống đồng, MCQ chỉ giữ vai trò trung gian nhưng vẫn cần phải bám dính tốt trong quá trình ăn mòn kim loại, dưới tác động của axít.

3. Thay đổi độ hòa tan khi chiếu sáng UV.
- Ánh sáng được chia làm 3 vùng: vùng UV (<380nm), vùng khả kiến (380nm – 700nm), vùng IR (>700nm).
- Riêng trong vùng UV lại được chia làm 3 loại:
+ UV-A (380-315nm)
+ UV-B (315-280nm)
+ UV-C (280-100nm).
- Sở dĩ MCQ phải đảm bảo yêu cầu thay đổi độ hòa tan chỉ khi chiếu sáng UV, vì bước sóng ở vùng UV ngắn hơn so với 2 vùng còn lại nên năng lượng của nó sẽ cao hơn làm cho tác động trong quá trình phơi diễn ra nhanh hơn. Mặc khác, để tiện thao tác khi sắp xếp, định vị phim và support lên bản trước khi phơi (nhất là khi in chồng màu) nên MCQ phải không bị tác động trong vùng khả kiến, và vùng IR lại càng không (vì năng lượng sóng điện từ trong vùng IR thấp hơn cả vùng khả kiến).

4. Có độ phân giải cao. MCQ có độ phân giải cao giúp cho bản in có khả năng tái tạo đầy đủ các chi tiết nhỏ nhất có thể có trên phim. Độ phân giải của MCQ phụ thuộc vào bản thân tính chất của MCQ, tính chất bám dính của MCQ trên đế (nếu có), độ dày và sự tiếp xúc đồng đều của MCQ.

5. Tạo ranh giới phân biệt rõ nét trong quá trình hiện copy. MCQ phải có khả năng phân biệt rõ đâu là phần tử in, đâu là phần tử không in khi phơi trên bản in.

Ngoài 5 yêu cầu chính kể trên còn có các yêu cầu phụ khác: trong suốt, không độc hại, không mùi, dễ điều chế...

* Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng lên chất lượng tái tạo phần tử in trong trường hợp sử dụng MCQ âm bản và dương bản.
(hình minh họa sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 757
Join date : 05/09/2008

https://egam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Màng cảm quang Empty Re: Màng cảm quang

Bài gửi  thanhtrung2010 Tue Jul 14, 2009 4:15 pm

Các bạn có thể cho mình hỏi về cấu tạo (được tạo thành từ những chất nào) của màng cảm quang dương bản ?

Theo mình biết thì phương pháp làm bản mài in offset trước đây dùng màng cảm quang âm : (muối bicromát + keo PVA ) phủ lên bản kẽm mài 1 lớp mỏng sau đó chụp bằng phim âm bản.
Vậy muốn làm màng cảm quang dương bản thì ta phải dùng để phủ lên bản kẽm mài bằng mấy quay keo và chụp bằng phim dương bản ? Admin và các bạn nào hiểu rỏ vấn đề này xin hướng dẩn mình một cách cụ thể được không ạ! Xin cảm ơn rất nhiều !

Cảm ơn !

thanhtrung2010

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 14/07/2009
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh

Về Đầu Trang Go down

Màng cảm quang Empty Re: Màng cảm quang

Bài gửi  Admin Tue Jul 14, 2009 10:06 pm

Dù là màng cảm quang âm hay dương thì cấu tạo màng cảm quang phải có 2 thành phần chính:
1) Chất cảm quang: là chất nhạy sáng, nó sẽ thay đổi tính chất khi được chiếu sáng thích hợp. Chất cảm quang âm bản: nhựa diazo, muối bicromat; chất cảm quang dương bản: ortho naphto quinon diazid (ONQD), ....
2) Chất tạo màng: là chất góp phần vào phản ứng quang hoá khi MCQ được chiếu sáng.

Đối với MCQ trên cơ sở muối bicromat (âm bản) của kẽm offset 1 lớp, người ta dùng chất cảm quang là muối bicromat kết hợp với chất tạo màng là polymer gốc nước (như adao (da trâu), gelatine, hoặc keo PVA 205 / PVA 215, ...). Vì là MCQ âm bản nên tính chất cố hữu của MCQ trên cơ sở muối bicromat là dễ bị rửa trôi, chỉ chỗ nào bị chiếu sáng thì khi đó polymer gốc nước sẽ đóng vai trò chất khử trong phản ứng quang hoá giúp làm cô cứng MCQ.
* Bạn cần lưu ý là không phải vì MCQ trên cơ sở muối bicromat là MCQ âm nên buộc phải phơi với phim âm bản. Thực tế là với kẽm offset 1 lớp dùng MCQ trên cơ sở muối bicromat, người ta vẫn chuộng dùng phương pháp phơi dương bản (phơi với phim dương bản) hơn, vì so với phương pháp phơi âm bản thì phương pháp phơi dương bản có nhiều ưu điểm hơn cả về chất lượng và thao tác:
- Với phương pháp phơi dương bản thì MCQ chỉ đóng vai trò tạm thời (sau khi chà lắc xong sẽ bị tẩy bỏ), chân phần tử in là lớp màng lắc nên chắc chắn và bền hơn. Trong khi nếu phơi với phim âm thì lớp MCQ lại chính là chân phần tử in nên dễ bị bong tróc dưới tác động của áp lực in và nước máng dẫn đến độ bền bản sẽ thấp.
- Dễ dàng kiểm tra, thuận mắt, dễ phát hiện sai sót hơn so với phơi bằng phim âm.
(để rõ hơn về 2 qui trình phơi âm bản và dương bản với MCQ trên cơ sở muối bicromat, bạn nên tham khảo sách Kỹ thuật Phơi - Mài bản trong ngành In của tác giả Nguyễn Hoàn)

Đối với kẽm offset 1 lớp trên cơ sở ortho naphto quinon diazid - ONQD - (dương bản) thì chất cảm quang là ONQD, còn chất tạo màng là polymer và dung môi hữu cơ (thường là axêton hoặc etyl axêtat). Ngược lại với muối bicromat, vì là MCQ dương bản nên bản chất cố hữu của ONQD là không tan trong nước nhưng axit sinh ra từ phản ứng quang hoá khi bị chiếu sáng lại trở nên dễ tan trong nước. Tuy nhiên, do nước hay môi trường trung tính (pH=7) thì sự hoà tan diễn ra chậm nên quá trình hiện bản QNQD thường diễn ra trong môi trường kiềm.

Với vài thông tin trên đây chia sẻ cùng bạn, hi vọng giúp bạn sáng tỏ hơn về chủ đề này!
Thân mến,
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 757
Join date : 05/09/2008

https://egam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Màng cảm quang Empty Re: Màng cảm quang

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết