Graphic Arts and Media Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tổng quan

Go down

Tổng quan Empty Tổng quan

Bài gửi  Admin Thu Sep 25, 2008 2:45 am

Như chúng ta đều biết: In là một quá trình sao chép (hay tái lập) trong đó mực in tác động vào vật liệu in theo một qui trình nhất định để chuyển tải thông tin hình ảnh, chữ viết, hình vẽ thông qua vật thể mang hình ảnh làm trung gian (như: bản in, lô cao su trong kỹ thuật in truyền thống, trống in laser trong kỹ thuật in NIP...).

Để làm rõ khái niệm trên, ta cần hiểu thêm các khái niệm sau:
* Bản in (khuôn in): là vật thể mang hình ảnh trung gian, là nơi mà trên bề mặt của nó lưu giữ các thông tin hình ảnh, chữ viết, hình vẽ phục vụ cho quá trình in. Thông tin trên bản in phân biệt rạch ròi thành 2 phần: phần tử in là nơi trực tiếp nhận mực từ bộ phận cấp mực để từ đó truyền mực sang vật liệu in hay vật liệu trung gian khác, còn phần tử không in là nơi không nhận mực trên bản in.

* Các đặc điểm cơ bản của bản in:
- Mỗi bản in chỉ có một nội dung cố định duy nhất trong suốt quá trình in. Muốn in với nội dung khác, ta bắt buộc phải dừng quá trình in để tạo lại bản in hoặc thay một bản in khác.
- Trong in nhiều màu, mỗi màu in dùng một bản in được tạo riêng cho màu đó.
- Để truyền được mực từ bản in sang vật liệu in hay vật liệu trung gian khác, nhất thiết phải có áp lực in về mặt cơ học.

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của công nghệ in, về cơ bản ta có 2 kỹ thuật in sau:
- Kỹ thuật in dùng bản in (còn gọi là kỹ thuật in truyền thống): Kỹ thuật này đòi hỏi phải dùng bản in, như các phương pháp in: in phẳng (Offset), in cao (Typô, Flexo), in lõm (Ống đồng) và in lưới. Người ta ứng dụng kỹ thuật in này để in số lượng lớn các tờ in giống nhau, như sách báo, bao bì...
- Kỹ thuật in không dùng bản in (NIP: Non-Impact Printing): Các thông tin hình ảnh, chữ viết, hình vẽ sau khi được xử lý trên máy tính sẽ được in trực tiếp lên vật liệu mà không phải dùng đến bản in. Ưu điểm của kỹ thuật in này là có thể thay đổi được nội dung theo từng tờ in. Hai phương pháp thông dụng của kỹ thuật này là phương pháp in tĩnh điện (còn gọi là in laser) và phương pháp in phun (inkjet printing).

Như vậy, bản in (khuôn in) là thứ không thể thiếu trong kỹ thuật in truyền thống. Muốn có khuôn in thì ta phải chế tạo ra nó, còn gọi là chế bản. Nhiệm vụ chính của chế bản là: chế tạo khuôn in và bù trừ những sai hỏng có thể có trong in và thành phẩm.
Việc chế tạo khuôn in gồm 2 phương pháp cơ bản sau:
1. Phương pháp khắc: khắc thủ công, khắc cơ điện, khắc bằng laser.
- Đặc điểm: Không cần phải sử dụng phim.
- Ưu điểm: Có thể phóng to / thu nhỏ, tỉ lệ hoặc không tỉ lệ.
- Nhược điểm: Đòi hỏi đầu tư công nghệ (trừ khắc thủ công), giá thành cao.
2. Phương pháp quang hóa: phương pháp này sử dụng kết hợp 2 yếu tố:
- Quang học (trong quá trình phơi bản): tạo bản sao trên vật liệu mang hình.
- Hóa học (trong quá trình hiện và rửa bản): tạo khuôn in hoàn chỉnh nhờ hiện rửa bằng nước hoặc các hóa chất.
- Đặc điểm: Bắt buộc phải có phim.
- Ưu điểm: Nhanh, giá thành rẻ, khuôn in có chất lượng chấp nhận được.
- Nhược điểm:
+ Chất lượng khó kiểm soát, tùy thuộc vào tay nghề của thợ phơi bản.
+ Chỉ có thể sao chép y cỡ (tỉ lệ 1:1), không phóng to / thu nhỏ được.

So sánh chất lượng và thời gian tái tạo giữa 2 phương pháp sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, ngày nay phương pháp quang hóa được sử dụng khá phổ biến (chiếm tỉ trọng hơn 80%).
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 757
Join date : 05/09/2008

https://egam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết