Graphic Arts and Media Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình

Go down

Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình Empty Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình

Bài gửi  Admin Wed Jul 15, 2009 11:11 pm

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sinh viên Khoa In và Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp.HCM thường xuyên phải thực hiện đồ án môn học và báo cáo, thuyết trình trước lớp, nay ban quản trị diễn đàn quyết định đăng tải loạt bài Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình nhằm giúp các bạn sinh viên rút kinh nghiệm và khắc phục các lỗi lẽ ra không đáng có trong thuyết trình bài với Power Point mà đôi khi làm hỏng thành quả của cả đồ án. Bên cạnh đó, loạt bài này còn cung cấp nhiều thủ thuật thú vị giúp các bạn biết cách nâng cao chất lượng và tăng tính hiệu quả cho bài thuyết trình - con đường ngắn nhất giúp tạo nên giá trị và sự thành công cho đồ án của mình!


Được sửa bởi Admin ngày Fri Jul 17, 2009 10:31 am; sửa lần 2.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 757
Join date : 05/09/2008

https://egam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình Empty 10 điều cần tránh khi thuyết trình với Power Point

Bài gửi  Admin Wed Jul 15, 2009 11:59 pm


Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua từng sai lầm dẫn đến một bài thuyết trình hỏng, chẳng hạn như:
* đọc từ đầu đến cuối (chứ không phải thuyết trình)
* chuẩn bị kém
* tiếng nói quá nhỏ, và không rõ ràng
* làm các động tác thừa khi thuyết trình

Đã bao giờ bạn gặp phải những cảnh tượng này trong lúc ngồi tham dự buổi thuyết trình của ai đó chưa?

1. Chủ quan công tác chuẩn bị:
Khi người nghe đã ổn định thì đó cũng là lúc bạn phải hoàn tất mọi việc để bắt đầu bài thuyết trình, bỗng dưng bạn đoán xem chuyện gì xảy ra? Chiếc projector dở chứng và không hoạt động được. Lí do là bạn đã không kiểm tra nó trước.

Khắc phục:
Kiểm tra tất cả các thiết bị và diễn tập trước. Nếu có thể, kiểm tra cả điều kiện chiếu sáng của phòng nơi mà bạn sẽ thuyết trình, chắc chắn rằng bạn biết cách giảm bớt ánh sáng nếu phòng quá sáng.

2. Nắm chưa đủ thông tin phục vụ cho bài thuyết trình:
Tất cả những gì bạn biết về bài thuyết trình của mình chỉ là những thứ đã được viết ra sẵn trên slide, do đó bạn rất lúng túng khi có ai đó đặt câu hỏi cho bạn.

Khắc phục:
Nắm rõ các nội dung liên quan đến bài thuyết trình, nhờ đó bạn có thể thuyết trình một cách dễ dàng. Sử dụng các từ và cụm từ khóa (key word / phrase) và chỉ nên đưa ra những thông tin cần thiết (đừng lang mang với những thông tin thừa) nhằm làm cho người nghe dễ dàng tập trung và chú ý. Cần chuẩn bị trước các câu hỏi và biết câu trả lời cho chúng.

3. Nội dung lang mang:
Ngược lại với sai lầm số 2, ở đây bạn lại biết quá nhiều thứ về chủ đề, bạn nhảy từ nội dung này sang nội dung khác và nói về rất nhiều thứ làm cho chẳng ai hiểu nổi nội dung của bài thuyết trình mà bạn đang nói là gì.

Khắc phục:
Sử dụng nguyên tắc "Càng đơn giản càng tốt" khi thiết kế bài thuyết trình. Một bài thuyết trình chỉ nên xoáy sâu vào ba, hoặc tối đa là bốn chủ điểm, khi đó bạn chỉ cần tập trung nói về chúng sao cho thật đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Khi cần có thể sử dụng hình ảnh, biểu đồ, đồ thị để chuyển tải thông tin. Như vậy người nghe sẽ dễ dàng ghi nhớ thông tin hơn.

4. Huyên thuyên đọc từ đầu đến cuối:
Các slide của bạn đầy kịt chữ, bạn mải mê đứng đọc không sai một từ. Chữ quá nhiều trên slide khiến người nghe không thể đọc hết, trong khi bạn lại cứ nhìn chằm chằm vào màn hình để đọc. Vậy họ cần bạn để làm gì?

Khắc phục:
Đơn giản hóa nội dung, để những thông tin quan trọng nhất về phía trên của slide để những người ở hàng ghế xa có thể dễ dàng đọc được. Tập trung vào một phạm vi chủ đề nhất định và đừng nêu quá 4 ý (bullet) cho mỗi slide. Hãy nói với khán giả, chứ đừng nói với màn hình.

5. Bài thuyết trình không có nội dung:
Bạn không chuẩn bị kịp nội dung cho bài thuyết trình.

Khắc phục:
Thời gian là tiền bạc, vì vậy chẳng ai muốn tốn thời giờ để ngồi nghe bài thuyết trình rỗng tuếch. Bạn nên lập kế hoạch một cách khoa học và đầu tư kĩ càng cho đề tài cũng như phần báo cáo thuyết trình.

6. Chữ khó đọc:
Các font chữ nhỏ (small), uốn lượn (script) làm cho các con chữ rất khó đọc.

Khắc phục:
Nên chọn các font chữ dễ đọc như Arial hay Times New Roman. Tránh dùng các font chữ uốn lượn (script type) vì chúng rất khó đọc. Không nên dùng quá hai font chữ; dùng một font cho đầu đề và một font cho nội dung của slide là đủ. Cỡ chữ phải từ 30 pt trở lên để người ngồi ở cuối phòng vẫn có thể đọc được chúng một cách dễ dàng.

7. Sử dụng template không phù hợp:
Sử dụng template tùy tiện, chẳng ăn nhập gì với nội dung và không phù hợp với đối tượng khán giả, nhiều khi còn gây ra sự phản cảm.

Khắc phục:
Nên cân nhắc kĩ khi chọn template, phải đảm bảo nó phù hợp với nội dung và đối tượng khán giả.

8. Sử dụng quá nhiều slide:
Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao bài thuyết trình của mình rất tuyệt vậy mà mới nói được một lát đã nghe thấy tiếng ngáy ngủ ở trong phòng? Thật ra, bạn đã vô tình "khủng bố" khán giả bằng số lượng slide quá đồ sộ do bạn "dày công" xây dựng rồi đấy!

Khắc phục:
Hãy chắc chắn rằng bài thuyết trình của bạn thu hút sự tập trung của người nghe bằng cách giữ cho số lượng slide là ít nhất, thường chỉ nên dừng lại ở 10 đến 12 slide. Nếu là slide ảnh dạng album thì số slide có thể nhiều hơn, nhưng bù lại thời gian cho mỗi slide sẽ phải rút ngắn lại.

9. Lạm dụng hình ảnh động và âm thanh:
Lạm dụng quá nhiều hình ảnh động và âm thanh khiến thông tin cần truyền đạt bị nhiễu và làm cho người nghe phân tâm, vì vậy mà họ dễ dàng quên mất thông điệp chính của bài thuyết trình.

Khắc phục:
Hình ảnh động và âm thanh được ví như những liều thuốc giúp bài thuyết trình của bạn thêm trực quan sinh động. Nhưng hãy nhớ đừng nên lạm dụng thuốc, nếu không bạn sẽ phải trả giá cho điều này!

10. Màu sắc loè loẹt
Slide trình chiếu sử dụng quá nhiều màu gây khó khăn cho khán giả, đặc biệt là những người bị chứng mù màu - họ sẽ không phân biệt được sự khác biệt giữa màu cam (orange) và xanh tím (blue) do không thể nhận ra thành phần đỏ (red) và lục (green) trong 2 màu đó.

Khắc phục:
Tạo sự tương phản tốt giữa nền với chữ giúp chữ dễ đọc hơn.
* Chữ sẫm màu trên phông nền nhạt sẽ giúp dễ đọc nhất, tránh sử dụng phông nên màu trắng - vì phông trắng sẽ tạo độ gắt gây khó đọc. Ngược lại, nền sẫm màu sẽ rất hiệu quả khi chữ trên đó có màu nhạt.
* Tránh dùng phông nền là các mẫu tô (pattern / texture) vì nó làm chữ rất khó đọc.
* Sử dụng gam màu thống nhất.



Tổng kết
To be a good presenter you need to be engaging with the audience and know your topic. Keep the presentation concise and include only relevant information. Use an electronic enhancement, such as PowerPoint, as an accompaniment to your presentation to reinforce your point, not as a crutch. Remember -- your slide show is not the presentation -- you are the presentation.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 22, 2009 9:12 pm; sửa lần 14.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 757
Join date : 05/09/2008

https://egam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình Empty 10 thủ thuật giúp nâng cao kĩ năng diễn thuyết của bạn

Bài gửi  Admin Thu Jul 16, 2009 12:06 am

Make this year the one that defines you as a wonderful presenter. These ten tips will help you to make a lasting impression as a skilled presenter using PowerPoint or other presentation software.

1. Know Your Stuff
Your comfort level with presenting will be high if you know everything about your topic. After all, the audience is looking to you to be the expert. However, don't overload the audience with your complete toolkit of knowledge about your topic. Three key points is just about right to keep them interested, allowing them to ask questions if they want more.

2. Make it Clear What You are There to Share With Them
Use the tried and true method that skilled presenters have used for eons.

1. Tell them what you are going to tell them.
* Outline briefly the key points you will talk about.
2. Tell them.
* Cover the topic in depth.
3. Tell them what you told them.
* Summarize your presentation in a few short sentences.

3. A Picture Tells the Story
Keep the audience's attention with pictures rather than endless bulleted slides. Often one effective picture says it all. There is a reason for that old cliché - "a picture is worth a thousand words".

4. You Can't Have Too Many Rehearsals
If you were an actor, you would not be performing without first rehearsing your part. Your presentation should be no different. It is a show too, so take time to rehearse -- and preferably in front of people -- so that you can see what works and what doesn't. An added bonus of rehearsing is that you will become more comfortable with your material and the live show will not come off as a recitation of facts.

5. Practice in the Room
What works while rehearsing at home or the office, may not come off the same in the actual room where you will present. If at all possible, arrive early enough so that you can become familiar with the room setup. Sit in the seats as if you were an audience member. This will make it easier for you to judge where to walk about and stand during your time in the spotlight. And -- don't forget to test out your equipment in this room long before it's show time. Electrical outlets may be scarce, so you may need to bring extra extension cords. And -- you brought an extra projector light bulb, right?

6. Podiums are Not for Professionals
Podiums are "crutches" for novice presenters. To be engaging with your audience you have to be free to walk among them if you can, or at least vary your position on stage, so that you will appear to be approachable to everyone in the room. Use a remote device so that you can change slides easily on the screen without having to be stuck behind a computer.

7. Speak to the Audience
How many presentations have you witnessed where the presenter either read from his notes or worse -- read the slides to you? The audience doesn't need you to read to them. They came to see and hear you speak to them. Your slide show is just a visual aid.

8. Pace the Presentation
A good presenter will know how to pace his presentation, so that it flows smoothly, while at the same time he is prepared for questions at any time -- and -- going back to Item 1, of course, he knows all the answers. Make sure to allow for audience participation at the end. If no one asks a questions, have a few quick questions of your own ready to ask them. This is another way to engage the audience.

9. Learn to Navigate
If you are using PowerPoint as a visual aid to your presentation, get to know the many keyboard shortcuts that allow you to quickly navigate to different slides in your presentation if the audience asks for clarity. For example, you may wish to revisit slide 6, which contains a wonderful picture illustrating your point.

10. Always Have a Plan B
Unexpected things happen. Be prepared for any disaster. What if your projector blew a light bulb (and you forgot to bring a spare) or your briefcase was lost at the airport? Your Plan B should be that the show must go on, no matter what. Going back to Item 1 once again -- you should know your topic so well that you can make your presentation "off the cuff" if need be, and the audience will leave feeling that they got what they came for.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 757
Join date : 05/09/2008

https://egam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình Empty Re: Bổ trợ kiến thức MS Power Point trong thuyết trình

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết